Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức nghiên cứu thực tế tại tỉnh Nam Định
- Thứ hai - 10/02/2025 16:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện Kế hoạch số 14-KH/TCT ngày 23/01/2025 của Trường Chính trị tỉnh, ngày 08/02/2025, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã tổ chức cho giảng viên, viên chức đi nghiên cứu thực tế tại tỉnh Nam Định.
Đón tiếp đoàn có đại diện Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, phòng của Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định. Hai đoàn đã trao đổi một số nội dung học tập kinh nghiệm của Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định về cơ cấu tổ chức, việc thực hiện loại hình các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công tác nghiên cứu khoa học; công tác quản lý học viên; kinh nghiệm tổ chức các hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định hiện có 03 khoa và 02 phòng với tổng số 44 cán bộ, viên chức và 08 nhân viên hợp đồng lao động. Về trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 01/44 (2,27%), Thạc sỹ 33/44 (75%), Đại học 10/44 (22,7%). Hiện nay trường có 06 đồng chí đang nghiên cứu sinh. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 34/44 đồng chí (77,2%), trung cấp 08/44 đồng chí (18,1%), trong đó 4 đồng chí đang học cao cấp lý luận chính trị. Về đội ngũ giảng viên, trường hiện có 36 giảng viên, trong đó 17 đồng chí là giảng viên chính, 34/36 người có trình có trình độ Thạc sĩ trở lên (97,2%). Trường thực hiện cơ bản đầy đủ loại hình các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 37 lớp với tổng số 2.620 học viên, trong đó 15 lớp Trung cấp lý luận chính trị (895 học viên); bồi dưỡng 17 lớp, gồm: 04 lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng (134 học viên), 04 lớp Chuyên viên (259 học viên), 09 lớp bồi dưỡng cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý (911 học viên). Đặc biệt nhà trường đã phối hợp với Công an tỉnh Nam Định mở lớp trung cấp lý luận chính trị cho 50 đồng chí học viên là trưởng, phó Công an xã, phường, thị trấn và cán bộ dự nguồn bố trí tại công an cấp cơ sở.
Năm 2024, Trường tổ chức 08 hội thảo, tọa đàm cấp trường, cấp tỉnh; xuất bản 03 nội san Thông tin lý luận và thực tiễn; nghiệm thu 03 đề tài khoa học cấp trường, 02 đề tài khoa học cấp tỉnh. Hiện đang tiếp tục triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu phát triển kinh tế ven biển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2030 và những năm tiếp theo”. Trường đã phát động “Thi đua xây dựng trường Chính trị Trường Chinh đạt chuẩn, đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn để sớm hoàn thành chuẩn mức 1 theo Đề án đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phê duyệt”, dự kiến hoàn thiện hồ sơ để được công nhận Trường Chính trị Trường Chinh đạt chuẩn mức 1 vào năm 2025.
Hai bên trao đổi về việc nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể, trọng tâm là tổ chức các hoạt động công đoàn như: Tuyên truyền, vận động đoàn viên tích cực tham gia các phong trào thi đua, nhất là hoạt động nữ công; phát động các đợt thi đua thiết thực, hiệu quả; các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, hoạt động xã hội khác, tạo động lực làm việc và cống hiến cho viên chức, người lao động, củng cố tình đoàn kết, thân ái trong cơ quan, từ đó, chia sẻ những cách thức thực hiện hiệu quả tại tổ chức công đoàn.
Trong không khí đầu xuân năm mới, đoàn cũng đã đến thăm, tìm hiểu thực tế tại một số di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể cụm di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần, chùa Phổ Minh và di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy. Đền Trần Nam Định được xây dựng từ năm 1695, là khu di tích thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công với đất nước. Khu di tích bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Phủ Thiên Trường xưa, nay là Đền Trần là nơi lưu lại dấu ấn của Vương triều nhà Trần. Đây được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Vào năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất. Vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long. Quân và dân ta rút lui về phủ Thiên Trường nhằm huy động sức mạnh toàn dân để đánh bại giặc Nguyên Mông. Vào ngày 14 tháng Giêng năm đó, vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho những người có công đánh giặc tại phủ Thiên Trường. Kể từ đó, cứ vào ngày này, nghi thức “khai ấn” được tổ chức tại đây. Vào ngày lễ, các vua Trần cho cúng tế tổ tiên trời đất, ban bổng lộc những người có công, mở đầu cho một năm mới của triều nhà Trần. Di tích Đền Trần tưởng nhớ Vương triều nhà Trần, một trong những vương triều rực rỡ nhất, viết nên hào khí Đông a (Trần) lừng lẫy trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chùa Phổ Minh là một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng tại Nam Định. Đây từng là nơi tu hành, tụng niệm của nhiều vị vua và quan lại quý tộc nhà Trần. Chùa Phổ Minh từng là trung tâm tâm linh của vương triều Trần, là biểu tượng văn hóa Phật giáo nổi tiếng. Điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa là tháp Phổ Minh cao 14 tầng được xây dựng từ năm 1305, nơi lưu giữ 7 hạt xá lợi quý giá của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tháp hình bông sen vươn lên, là một công trình có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý chí hiên ngang, bất khuất của dân tộc Đại Việt thời Trần. Đền Trần Nam Định và Chùa Phổ Minh được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.
Phủ Dầy (Phủ Giầy) là quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Quần thể có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Toàn bộ khu di tích Phủ Dầy có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một di tích hoàn chỉnh yếu tố tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Phủ Dầy hiện là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, do cộng đồng sáng tạo – một trong tứ bất tử của Việt Nam. Trải qua nhiều thế hệ, các giá trị truyền thống đó được bồi đắp, kết tinh, hội tụ và lan tỏa ra mọi miền quê trong cả nước. Về phương diện văn hóa, Lễ hội Phủ Dầy mang giá trị nhân văn sâu sắc, đặc biệt coi trọng quyền năng sáng tạo, sinh sản của người Mẹ; lấy hình tượng Mẹ (Mẫu) để tôn thờ, gửi gắm vào đó những ước vọng tốt đẹp, sự bao dung, che chở trong cuộc sống. Tình yêu Mẹ, trở thành cội nguồn, gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên, giúp con người tin tưởng vào cuộc sống tươi đẹp từ đó sống có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng.
Tại các địa điểm trên, Đoàn đã tìm hiểu về mô hình hoạt động quản lý di sản, cách thức khai thác, phát triển du lịch tại địa phương; nghiên cứu về lịch sử hình thành, quá trình tôn tạo, mở rộng khu di tích; ý nghĩa, những giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích, từ đó giáo dục truyền thống và đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm trong mỗi cán bộ, giảng viên đối với việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa những giá trị văn hóa của dân tộc.
Việc tổ chức làm việc, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định đã giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên học hỏi thêm về phương pháp quản lý, khai thác nguồn lực hiện có của Trường, vận dụng trong việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học, đồng thời bổ sung những kiến thức lịch sử, văn hóa, kiến thức thực tiễn về phát triển các lĩnh vực văn hóa, nhất là công nghiệp văn hoá, du lịch văn hóa tâm linh, phát triển các loại hình dịch vụ, phát triển kinh tế của địa phương,… để vận dụng vào giảng dạy và các hoạt động nghiên cứu khoa học (viết bài nội san, báo, tạp chí,..).
Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định hiện có 03 khoa và 02 phòng với tổng số 44 cán bộ, viên chức và 08 nhân viên hợp đồng lao động. Về trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 01/44 (2,27%), Thạc sỹ 33/44 (75%), Đại học 10/44 (22,7%). Hiện nay trường có 06 đồng chí đang nghiên cứu sinh. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 34/44 đồng chí (77,2%), trung cấp 08/44 đồng chí (18,1%), trong đó 4 đồng chí đang học cao cấp lý luận chính trị. Về đội ngũ giảng viên, trường hiện có 36 giảng viên, trong đó 17 đồng chí là giảng viên chính, 34/36 người có trình có trình độ Thạc sĩ trở lên (97,2%). Trường thực hiện cơ bản đầy đủ loại hình các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2024, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng 37 lớp với tổng số 2.620 học viên, trong đó 15 lớp Trung cấp lý luận chính trị (895 học viên); bồi dưỡng 17 lớp, gồm: 04 lớp bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng (134 học viên), 04 lớp Chuyên viên (259 học viên), 09 lớp bồi dưỡng cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý (911 học viên). Đặc biệt nhà trường đã phối hợp với Công an tỉnh Nam Định mở lớp trung cấp lý luận chính trị cho 50 đồng chí học viên là trưởng, phó Công an xã, phường, thị trấn và cán bộ dự nguồn bố trí tại công an cấp cơ sở.
Năm 2024, Trường tổ chức 08 hội thảo, tọa đàm cấp trường, cấp tỉnh; xuất bản 03 nội san Thông tin lý luận và thực tiễn; nghiệm thu 03 đề tài khoa học cấp trường, 02 đề tài khoa học cấp tỉnh. Hiện đang tiếp tục triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu phát triển kinh tế ven biển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2030 và những năm tiếp theo”. Trường đã phát động “Thi đua xây dựng trường Chính trị Trường Chinh đạt chuẩn, đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn để sớm hoàn thành chuẩn mức 1 theo Đề án đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phê duyệt”, dự kiến hoàn thiện hồ sơ để được công nhận Trường Chính trị Trường Chinh đạt chuẩn mức 1 vào năm 2025.
Hai bên trao đổi về việc nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể, trọng tâm là tổ chức các hoạt động công đoàn như: Tuyên truyền, vận động đoàn viên tích cực tham gia các phong trào thi đua, nhất là hoạt động nữ công; phát động các đợt thi đua thiết thực, hiệu quả; các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, hoạt động xã hội khác, tạo động lực làm việc và cống hiến cho viên chức, người lao động, củng cố tình đoàn kết, thân ái trong cơ quan, từ đó, chia sẻ những cách thức thực hiện hiệu quả tại tổ chức công đoàn.
Trong không khí đầu xuân năm mới, đoàn cũng đã đến thăm, tìm hiểu thực tế tại một số di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể cụm di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần, chùa Phổ Minh và di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy. Đền Trần Nam Định được xây dựng từ năm 1695, là khu di tích thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công với đất nước. Khu di tích bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Phủ Thiên Trường xưa, nay là Đền Trần là nơi lưu lại dấu ấn của Vương triều nhà Trần. Đây được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Vào năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất. Vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long. Quân và dân ta rút lui về phủ Thiên Trường nhằm huy động sức mạnh toàn dân để đánh bại giặc Nguyên Mông. Vào ngày 14 tháng Giêng năm đó, vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho những người có công đánh giặc tại phủ Thiên Trường. Kể từ đó, cứ vào ngày này, nghi thức “khai ấn” được tổ chức tại đây. Vào ngày lễ, các vua Trần cho cúng tế tổ tiên trời đất, ban bổng lộc những người có công, mở đầu cho một năm mới của triều nhà Trần. Di tích Đền Trần tưởng nhớ Vương triều nhà Trần, một trong những vương triều rực rỡ nhất, viết nên hào khí Đông a (Trần) lừng lẫy trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chùa Phổ Minh là một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng tại Nam Định. Đây từng là nơi tu hành, tụng niệm của nhiều vị vua và quan lại quý tộc nhà Trần. Chùa Phổ Minh từng là trung tâm tâm linh của vương triều Trần, là biểu tượng văn hóa Phật giáo nổi tiếng. Điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa là tháp Phổ Minh cao 14 tầng được xây dựng từ năm 1305, nơi lưu giữ 7 hạt xá lợi quý giá của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tháp hình bông sen vươn lên, là một công trình có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý chí hiên ngang, bất khuất của dân tộc Đại Việt thời Trần. Đền Trần Nam Định và Chùa Phổ Minh được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.
Phủ Dầy (Phủ Giầy) là quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Quần thể có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Toàn bộ khu di tích Phủ Dầy có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một di tích hoàn chỉnh yếu tố tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Phủ Dầy hiện là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, do cộng đồng sáng tạo – một trong tứ bất tử của Việt Nam. Trải qua nhiều thế hệ, các giá trị truyền thống đó được bồi đắp, kết tinh, hội tụ và lan tỏa ra mọi miền quê trong cả nước. Về phương diện văn hóa, Lễ hội Phủ Dầy mang giá trị nhân văn sâu sắc, đặc biệt coi trọng quyền năng sáng tạo, sinh sản của người Mẹ; lấy hình tượng Mẹ (Mẫu) để tôn thờ, gửi gắm vào đó những ước vọng tốt đẹp, sự bao dung, che chở trong cuộc sống. Tình yêu Mẹ, trở thành cội nguồn, gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên, giúp con người tin tưởng vào cuộc sống tươi đẹp từ đó sống có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng.
Tại các địa điểm trên, Đoàn đã tìm hiểu về mô hình hoạt động quản lý di sản, cách thức khai thác, phát triển du lịch tại địa phương; nghiên cứu về lịch sử hình thành, quá trình tôn tạo, mở rộng khu di tích; ý nghĩa, những giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích, từ đó giáo dục truyền thống và đạo lý uống nước nhớ nguồn, tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm trong mỗi cán bộ, giảng viên đối với việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa những giá trị văn hóa của dân tộc.
Việc tổ chức làm việc, trao đổi, học tập kinh nghiệm tại Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định đã giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên học hỏi thêm về phương pháp quản lý, khai thác nguồn lực hiện có của Trường, vận dụng trong việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học, đồng thời bổ sung những kiến thức lịch sử, văn hóa, kiến thức thực tiễn về phát triển các lĩnh vực văn hóa, nhất là công nghiệp văn hoá, du lịch văn hóa tâm linh, phát triển các loại hình dịch vụ, phát triển kinh tế của địa phương,… để vận dụng vào giảng dạy và các hoạt động nghiên cứu khoa học (viết bài nội san, báo, tạp chí,..).

Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng đồng chí Vũ Ngọc Hoàng – Hiệu trưởng (thứ bảy từ trái sang) và đồng chí Hoàng Thị Châu Yên (thứ sáu từ trái sang) – Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định Tại khu di tích Đền Trần