Nữ viên chức, người lao động Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang – Tiếp nối truyền thống vẻ vang của người Phụ nữ Việt Nam
- Thứ tư - 12/03/2025 23:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ trên toàn thế giới có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Đó là ngày 8/3, ngày mà xã hội tôn vinh vẻ đẹp và những đóng góp của người phụ nữ - một nửa thế giới, ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà mình yêu quý với rất nhiều hoa và những lời chúc tốt đẹp: Phụ nữ là hiện thân của phái đẹp, phụ nữ là để yêu thương… Để có được một ngày riêng của giới mình như thế, thế giới phải mất hàng trăm năm mới đấu tranh cho phụ nữ bình quyền. Còn Việt Nam ta thì phải mất hàng ngàn năm phụ nữ mới có được quyền bình đẳng. Bình đẳng là một giá trị rất lớn mà xã hội mới đem lại cho mỗi người phụ nữ, trong đó có nữ viên chức, người lao động Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang.

Như chúng ta đã biết, lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ bắt đầu từ phong trào đấu tranh của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi. Cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc đó là bà Cla-ra-Zét-kin (người Đức) và bà Lô-ra Lúc-xăm-bua (người Ba Lan). Nhận thức sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ, nên năm 1907 hai bà đã phối hợp với Crup-xcai-a (vợ Lênin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Cla-ra-zét-kin được cử làm Bí thư.
Ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức tại Cô-pen-ha-gen (thủ đô Đan Mạch), 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”. Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền bình đẳng, biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội, vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở Việt Nam, có thể khẳng định rằng, lịch sử dân tộc Việt Nam 4000 năm từ những ngày đầu dựng nước cho tới hôm nay, không thể phủ nhận công lao và những đóng góp vô cùng to lớn của người phụ nữ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Đã có bao nhiêu bài thơ, lời ca, khúc hát, tác phẩm nghệ thuật ngợi ca, tôn vinh người phụ nữ, thậm chí người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam còn được dựng tượng đài mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Ngày 8/3 hằng năm ở Việt Nam do đó còn gắn với kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc Hán xâm lược vào mùa xuân năm 40 với Lời thề sông Hát:
Ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức tại Cô-pen-ha-gen (thủ đô Đan Mạch), 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”. Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền bình đẳng, biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội, vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở Việt Nam, có thể khẳng định rằng, lịch sử dân tộc Việt Nam 4000 năm từ những ngày đầu dựng nước cho tới hôm nay, không thể phủ nhận công lao và những đóng góp vô cùng to lớn của người phụ nữ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Đã có bao nhiêu bài thơ, lời ca, khúc hát, tác phẩm nghệ thuật ngợi ca, tôn vinh người phụ nữ, thậm chí người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam còn được dựng tượng đài mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Ngày 8/3 hằng năm ở Việt Nam do đó còn gắn với kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc Hán xâm lược vào mùa xuân năm 40 với Lời thề sông Hát:
Một, xin rửa sạch quốc thù
Hai, xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba, kẻo oan ức lòng chồng
Bốn, xin vẻn vẹn sở công lênh này.
Hai, xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba, kẻo oan ức lòng chồng
Bốn, xin vẻn vẹn sở công lênh này.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam; đồng thời, cuộc khởi nghĩa là một minh chứng cho sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thời đại cách mạng đã thực sự giải phóng người phụ nữ khỏi những trói buộc bởi luật “tam tòng”, “tứ đức”; người phụ nữ đã bước chân ra khỏi ngưỡng cửa gia đình, tham gia vào tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình, cũng như góp phần thực hiện công cuộc bình đẳng giới, xây dựng cuộc sống văn minh, no ấm, hạnh phúc. Người phụ nữ được tự lập, được đi học, đi làm, được nâng cao trình độ học vấn, được nghiên cứu khoa học, sáng tạo, được tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Đặc biệt, được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương, đơn vị. Có thể nói, bình đẳng giới đã tạo cho người phụ nữ rất nhiều cơ hội được phát triển, phát huy các tiềm năng, trí lực bản thân. Những người phụ nữ Việt Nam “ru con trong bão giông” đã nối tiếp nhau viết lên truyền thống vẻ vang “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”. Kế thừa truyền thống ấy, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã và đang rèn luyện theo những phẩm chất đạo đức mới để đáp ứng yêu cầu thời đại mới: “Tự tin - Tự trọng -Trung hậu - Đảm đang”.
Đối với Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, hiện nay có 41 viên chức và 8 hợp đồng lao động, trong đó nữ có 30 đồng chí (61,2%). Trong số 30 nữ viên chức có 20 giảng viên, 6 chuyên viên và 4 nhân viên. Có 14 đồng chí là giảng viên chính và tương đương; 01 đồng chí Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 03 trưởng khoa, phòng và 2 phó trưởng khoa, phòng. Về trình độ chuyên môn, tiến sĩ: có 01 đồng chí (chiếm 3,3%); đang nghiên cứu sinh: 01 đồng chí; 21/30 đồng chí có trình độ thạc sĩ (chiếm 70%); 04/30 đồng chí có trình độ đại học (chiếm 13,3%); Trung cấp, chuyên môn khác 03/30 người (chiếm 10%). Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, tương đương có 20/30 đồng chí (chiếm 66,7%); 04/30 đồng chí có trình độ trung cấp (chiếm 13,3%).
Trong lịch sử 74 năm xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh, từ những lớp học đầu tiên tại Trường Đảng Phùng Chí Kiên năm 1951 đến nay, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã lớn mạnh, trong top 20 trường đầu tiên của cả nước được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh công nhận đạt chuẩn mức 1, lớp lớp thế hệ nữ viên chức, người lao động nhà trường đã có đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Các đồng nữ cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường đều thực hiện tốt nhiệm vụ theo từng vị trí, nhiệm vụ được giao. Nhiều đồng chí có chuyên môn tốt, tâm huyết, trách nhiệm cao trong công việc, đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi cấp trường, cấp học viện (7 đồng chí). Nhiều đồng chí tích cực nghiên cứu khoa học, có nhiều sáng kiến, đề tài cấp cơ sở, tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo cấp tỉnh; biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy. Đây là đội ngũ nữ cán bộ trí thức có đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Nhiều nữ viên chức, người lao động tận tụy với công việc, tích cực, chủ động thực hiện tốt công tác tham mưu, nội vụ, cải cách hành chính nhà trường, góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Nhiều đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, 3 đồng chí đạt chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, nhiều đồng chí được tặng giấy khen, bằng khen của các cấp. 100% nữ viên chức được công nhận danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”. Trong năm 2024, có 02 đồng chí nữ được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hương); 02 đồng chí được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (Trần Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Vân); 03 đồng chí được tặng bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh (Trần Thị Kim Dung, Hà Thị Thúy, Nguyễn Thị Dung); và nhiều đồng chí được tặng giấy khen của Đảng ủy các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Trường Chính trị, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh, Công đoàn Trường Chính trị tỉnh. Đây là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của các đồng chí nữ viên chức, người lao động vào sự nghiệp chung của nhà trường.
Thiên chức của người phụ nữ đã thành định kiến là: “nội tướng trong gia đình”, “người giữ lửa hạnh phúc”. Vậy khi người phụ nữ tham gia hoạt động xã hội thì đương nhiên sẽ phải gánh trên vai 2 trọng trách: việc cơ quan - việc gia đình. “Giỏi việc nước – đảm việc nhà” là danh hiệu xã hội tôn vinh dành tặng cho người phụ nữ tham gia công tác xã hội, nhưng thực chất là đặt lên vai người phụ nữ 2 trọng trách lớn. Làm tốt 2 chức trách ấy, tôi nghĩ không phải dễ với không ít người, đôi khi phải hy sinh thời gian, công việc gia đình. Song, với tri thức và sự tự tin, khát vọng khẳng định mình và nỗ lực, cùng sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp và gia đình, nhiều người phụ nữ đã xuất sắc vượt lên, thành công trên nhiều lĩnh vực mà vẫn làm tròn thiên chức “người giữ lửa” trong gia đình, có được những phẩm chất người phụ nữ hiện đại: “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.
Đội ngũ nữ viên chức, người lao động rất mong muốn được các đồng chí lãnh đạo tiếp tục quan tâm hơn nữa đến cán bộ nữ, chia sẻ nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn để đội ngũ nữ viên chức tiếp tục được học tập nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu của vị trí công tác; đồng thời mong được các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp chia sẻ, động viên, vì ngoài công việc cơ quan, nữ viên chức và người lao động vẫn phải đảm trách công việc gia đình với rất nhiều mối quan hệ để thực hiện thiên chức phụ nữ, với những việc “không tên” và “không có thù lao”. Đội ngũ nữ viên chức và người lao động sẽ quyết tâm nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự quan tâm, tin tưởng của các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp, đóng góp vào xây dựng Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang ngày càng vững mạnh, xứng đáng là trường chuẩn cấp quốc gia, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tiếp tục dệt thêu non sông gấm vóc, như đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.
Thời đại cách mạng đã thực sự giải phóng người phụ nữ khỏi những trói buộc bởi luật “tam tòng”, “tứ đức”; người phụ nữ đã bước chân ra khỏi ngưỡng cửa gia đình, tham gia vào tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình, cũng như góp phần thực hiện công cuộc bình đẳng giới, xây dựng cuộc sống văn minh, no ấm, hạnh phúc. Người phụ nữ được tự lập, được đi học, đi làm, được nâng cao trình độ học vấn, được nghiên cứu khoa học, sáng tạo, được tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Đặc biệt, được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương, đơn vị. Có thể nói, bình đẳng giới đã tạo cho người phụ nữ rất nhiều cơ hội được phát triển, phát huy các tiềm năng, trí lực bản thân. Những người phụ nữ Việt Nam “ru con trong bão giông” đã nối tiếp nhau viết lên truyền thống vẻ vang “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”. Kế thừa truyền thống ấy, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã và đang rèn luyện theo những phẩm chất đạo đức mới để đáp ứng yêu cầu thời đại mới: “Tự tin - Tự trọng -Trung hậu - Đảm đang”.
Đối với Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, hiện nay có 41 viên chức và 8 hợp đồng lao động, trong đó nữ có 30 đồng chí (61,2%). Trong số 30 nữ viên chức có 20 giảng viên, 6 chuyên viên và 4 nhân viên. Có 14 đồng chí là giảng viên chính và tương đương; 01 đồng chí Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng, 03 trưởng khoa, phòng và 2 phó trưởng khoa, phòng. Về trình độ chuyên môn, tiến sĩ: có 01 đồng chí (chiếm 3,3%); đang nghiên cứu sinh: 01 đồng chí; 21/30 đồng chí có trình độ thạc sĩ (chiếm 70%); 04/30 đồng chí có trình độ đại học (chiếm 13,3%); Trung cấp, chuyên môn khác 03/30 người (chiếm 10%). Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, tương đương có 20/30 đồng chí (chiếm 66,7%); 04/30 đồng chí có trình độ trung cấp (chiếm 13,3%).
Trong lịch sử 74 năm xây dựng và phát triển Trường Chính trị tỉnh, từ những lớp học đầu tiên tại Trường Đảng Phùng Chí Kiên năm 1951 đến nay, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã lớn mạnh, trong top 20 trường đầu tiên của cả nước được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh công nhận đạt chuẩn mức 1, lớp lớp thế hệ nữ viên chức, người lao động nhà trường đã có đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Các đồng nữ cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường đều thực hiện tốt nhiệm vụ theo từng vị trí, nhiệm vụ được giao. Nhiều đồng chí có chuyên môn tốt, tâm huyết, trách nhiệm cao trong công việc, đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi cấp trường, cấp học viện (7 đồng chí). Nhiều đồng chí tích cực nghiên cứu khoa học, có nhiều sáng kiến, đề tài cấp cơ sở, tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo cấp tỉnh; biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy. Đây là đội ngũ nữ cán bộ trí thức có đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Nhiều nữ viên chức, người lao động tận tụy với công việc, tích cực, chủ động thực hiện tốt công tác tham mưu, nội vụ, cải cách hành chính nhà trường, góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Nhiều đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở, 3 đồng chí đạt chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, nhiều đồng chí được tặng giấy khen, bằng khen của các cấp. 100% nữ viên chức được công nhận danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”. Trong năm 2024, có 02 đồng chí nữ được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hương); 02 đồng chí được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (Trần Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Vân); 03 đồng chí được tặng bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh (Trần Thị Kim Dung, Hà Thị Thúy, Nguyễn Thị Dung); và nhiều đồng chí được tặng giấy khen của Đảng ủy các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Trường Chính trị, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh, Công đoàn Trường Chính trị tỉnh. Đây là sự ghi nhận những đóng góp to lớn của các đồng chí nữ viên chức, người lao động vào sự nghiệp chung của nhà trường.
Thiên chức của người phụ nữ đã thành định kiến là: “nội tướng trong gia đình”, “người giữ lửa hạnh phúc”. Vậy khi người phụ nữ tham gia hoạt động xã hội thì đương nhiên sẽ phải gánh trên vai 2 trọng trách: việc cơ quan - việc gia đình. “Giỏi việc nước – đảm việc nhà” là danh hiệu xã hội tôn vinh dành tặng cho người phụ nữ tham gia công tác xã hội, nhưng thực chất là đặt lên vai người phụ nữ 2 trọng trách lớn. Làm tốt 2 chức trách ấy, tôi nghĩ không phải dễ với không ít người, đôi khi phải hy sinh thời gian, công việc gia đình. Song, với tri thức và sự tự tin, khát vọng khẳng định mình và nỗ lực, cùng sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp và gia đình, nhiều người phụ nữ đã xuất sắc vượt lên, thành công trên nhiều lĩnh vực mà vẫn làm tròn thiên chức “người giữ lửa” trong gia đình, có được những phẩm chất người phụ nữ hiện đại: “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.
Đội ngũ nữ viên chức, người lao động rất mong muốn được các đồng chí lãnh đạo tiếp tục quan tâm hơn nữa đến cán bộ nữ, chia sẻ nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn để đội ngũ nữ viên chức tiếp tục được học tập nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu của vị trí công tác; đồng thời mong được các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp chia sẻ, động viên, vì ngoài công việc cơ quan, nữ viên chức và người lao động vẫn phải đảm trách công việc gia đình với rất nhiều mối quan hệ để thực hiện thiên chức phụ nữ, với những việc “không tên” và “không có thù lao”. Đội ngũ nữ viên chức và người lao động sẽ quyết tâm nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự quan tâm, tin tưởng của các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp, đóng góp vào xây dựng Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang ngày càng vững mạnh, xứng đáng là trường chuẩn cấp quốc gia, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tiếp tục dệt thêu non sông gấm vóc, như đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Tập thể đoàn viên Công đoàn Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang

Đồng chí Lê Đình Vĩ – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng chúc mừng các đồng chí nữ đoàn viên nhân ngày 8/3

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung – Tỉnh uỷ viên, Hiệu trưởng và đồng chí Lê Đình Vĩ – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng tặng hoa chúc mừng các đồng chí nữ đoàn viên nhân ngày 8/3

Đồng chí Lê Đình Vĩ – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng và đồng chí Trần Thúy Hoàn, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn tặng hoa chúc mừng các đồng chí nữ đoàn viên nhân ngày 8/3

Đồng chí Lê Đình Vĩ – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng tặng hoa chúc mừng các đồng chí nữ đoàn viên nhân ngày 8/3

Tập thể nữ đoàn viên Công đoàn Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang

Tập thể nữ đoàn viên Công đoàn Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang