Tổ chức hội thảo khoa học cấp Trường: “Nghiên cứu xây dựng Bộ tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên học trung cấp lý luận chính trị”
- Thứ sáu - 14/03/2025 16:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện Chương trình phối hợp số 10-CTrPH/TCT-KHCN ngày 16/6/2022 giữa Trường Chính trị tỉnh với Sở Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2022-2025, ngày 13/3/2025 Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp cơ sở với chủ đề: “Nghiên cứu xây dựng Bộ tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên học trung cấp lý luận chính trị“. Dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo, giảng viên, chuyên viên các khoa/phòng. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng chủ trì Hội thảo; các đồng chí Lê Đình Vĩ - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng và đồng chí Trần Thúy Hoàn – Phó Hiệu trưởng đồng chủ trì.

Hội thảo nhằm thống nhất quan niệm về tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp luận chính trị, đồng thời từ thực tiễn giảng dạy, quản lý, sẽ hệ thống hóa các tình huống sư phạm thực tiễn phát sinh trong hoạt động giảng dạy, quản lý học viên của Trường những năm vừa qua; trên cơ sở đó, thảo luận, thống nhất hướng giải quyết đối với một số tình huống cụ thể theo quy chế, quy định hiện hành của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và của Trường.
Trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, đồng chí Trần Thúy Hoàn, Phó Hiệu trưởng cho biết lý do quan trọng tổ chức Hội thảo là do có sự thay đổi trong Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo Quyết định số 9085-QĐ/HVCTQG ngày 11/5/2022 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, từ năm 2022 đến năm 2024 nội dung thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường, cấp Học viện gồm 3 nội dung: (1) Thi giáo án; (2) Thi viết; (3) Thi giảng bài trên lớp. Hằng năm, trong các Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường, những nội dung thi trên được Trường tổ chức thực hiện nền nếp, đúng quy định theo các văn bản hướng dẫn của Học viện. Tuy nhiên, năm 2025, Học viện có một số thay đổi: Thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường và cấp Học viện vẫn bao gồm 3 nội dung nhưng nội dung “Thi viết” được thay thế bằng nội dung “Xử lý tình huống sư phạm”. Đây là nội dung mới, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng chưa ban hành hướng dẫn cụ thể. Do vậy, Hội thảo có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị của nhà trường trong thời gian tới. Kết quả Hội thảo là nguồn tài liệu quan trọng giúp lãnh đạo nhà trường giao nhiệm vụ cho “Tổ ra đề thi xử lý tình huống sư phạm” biên tập, chỉnh sửa, hoàn chỉnh các dữ liệu, căn cứ xử lý, hướng giải quyết tình huống phục vụ một trong ba nội dung của Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường năm 2025 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 3 năm 2025. Đồng chí gợi mở ba vấn đề để các đại biểu tham luận, thảo luận làm rõ hơn nội dung của chủ đề:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về tình huống và tình huống sư phạm trong giảng dạy trung cấp lý luận chính trị; tình huống trong quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị.
Thứ hai, đề xuất các tình huống cụ thể trong giảng dạy, quản lý học viên và hướng xử lý, giải quyết từng tình huống theo quy chế, quy định hiện hành.
Thứ ba, một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xử lý, giải quyết tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị.
Hội thảo đã nhận được 24 bài tham luận của các giảng viên, chuyên viên các khoa, phòng, trong đó đưa ra 44 tình huống sư phạm và đề xuất hướng giải quyết. Các tham luận đã được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều tập trung làm rõ: (1) Những vấn đề lý luận về tình huống và tình huống sư phạm trong giảng dạy và quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị; những nguyên tắc, quy trình, các bước cụ thể để giải quyết tình huống; (2) Các tình huống cụ thể trong giảng dạy, quản lý học viên và hướng xử lý, giải quyết từng tình huống theo quy chế, quy định hiện hành; (3) Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xử lý, giải quyết tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị.
Kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng nhà trường đã ghi nhận tinh thần khoa học, trách nhiệm của các đồng chí giảng viên, chuyên viên, sự chỉ đạo quán triệt của các khoa, phòng đã triển khai kế hoạch viết bài đến cán bộ và gửi tham luận về Ban Tổ chức, tham gia phát biểu tại Hội thảo; đặc biệt là thái độ nghiêm túc, chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức Hội thảo của các bộ phận tham mưu. Các ý kiến tham luận, trao đổi trực tiếp tại Hội thảo có chất lượng và giá trị cao, là tập tài liệu rất hữu ích để Ban Giám hiệu có cơ sở, căn cứ lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn, trước hết là phục vụ Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường năm 2025. Để vận dụng kết quả Hội thảo vào thực tiễn hoạt động chuyên môn của nhà trường, đồng chí đề nghị các phòng, khoa tiếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa các tình huống sư phạm trong quản lý, giảng dạy học viên trung cấp lý luận chính trị (và cả các chương trình bồi dưỡng khác); thường xuyên sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận, thống nhất hướng xử lý các tình huống cụ thể bảo đảm hiệu quả tối ưu nhất; đồng thời, từng viên chức không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, thái độ ứng xử để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường. Trên cơ sở kỷ yếu Hội thảo khoa học, mỗi phòng, khoa xây dựng 05 tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị và hướng giải quyết cụ thể, lưu ý các tình huống liên quan đến các chủ thể trong 5 mối quan hệ: Giảng viên – học viên; chủ nhiệm/đồng chủ nhiệm – học viên; chủ nhiệm/đồng chủ nhiệm – giảng viên; nhà quản lý - học viên; nhà quản lý – giảng viên để bảo đảm khái quát được cả tình huống trong giảng dạy và quản lý. Các tình huống có thể lấy chất liệu từ chính thực tiễn giảng dạy và quản lý. Đồng chí giao Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học tiếp thu các ý kiến để biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện kỷ yếu Hội thảo và các hồ sơ liên quan, tham mưu Ban Giám hiệu xây dựng Bộ tình huống sư phạm phục vụ Hội thi Giảng viên dạy giỏi dạy giỏi cấp trường năm 2025; tiến tới có thể xuất bản thành tập tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập tại Trường.
Một số hình ảnh buổi hội thảo
Trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, đồng chí Trần Thúy Hoàn, Phó Hiệu trưởng cho biết lý do quan trọng tổ chức Hội thảo là do có sự thay đổi trong Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo Quyết định số 9085-QĐ/HVCTQG ngày 11/5/2022 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, từ năm 2022 đến năm 2024 nội dung thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường, cấp Học viện gồm 3 nội dung: (1) Thi giáo án; (2) Thi viết; (3) Thi giảng bài trên lớp. Hằng năm, trong các Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường, những nội dung thi trên được Trường tổ chức thực hiện nền nếp, đúng quy định theo các văn bản hướng dẫn của Học viện. Tuy nhiên, năm 2025, Học viện có một số thay đổi: Thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường và cấp Học viện vẫn bao gồm 3 nội dung nhưng nội dung “Thi viết” được thay thế bằng nội dung “Xử lý tình huống sư phạm”. Đây là nội dung mới, chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng chưa ban hành hướng dẫn cụ thể. Do vậy, Hội thảo có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị của nhà trường trong thời gian tới. Kết quả Hội thảo là nguồn tài liệu quan trọng giúp lãnh đạo nhà trường giao nhiệm vụ cho “Tổ ra đề thi xử lý tình huống sư phạm” biên tập, chỉnh sửa, hoàn chỉnh các dữ liệu, căn cứ xử lý, hướng giải quyết tình huống phục vụ một trong ba nội dung của Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường năm 2025 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 3 năm 2025. Đồng chí gợi mở ba vấn đề để các đại biểu tham luận, thảo luận làm rõ hơn nội dung của chủ đề:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về tình huống và tình huống sư phạm trong giảng dạy trung cấp lý luận chính trị; tình huống trong quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị.
Thứ hai, đề xuất các tình huống cụ thể trong giảng dạy, quản lý học viên và hướng xử lý, giải quyết từng tình huống theo quy chế, quy định hiện hành.
Thứ ba, một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xử lý, giải quyết tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị.
Hội thảo đã nhận được 24 bài tham luận của các giảng viên, chuyên viên các khoa, phòng, trong đó đưa ra 44 tình huống sư phạm và đề xuất hướng giải quyết. Các tham luận đã được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều tập trung làm rõ: (1) Những vấn đề lý luận về tình huống và tình huống sư phạm trong giảng dạy và quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị; những nguyên tắc, quy trình, các bước cụ thể để giải quyết tình huống; (2) Các tình huống cụ thể trong giảng dạy, quản lý học viên và hướng xử lý, giải quyết từng tình huống theo quy chế, quy định hiện hành; (3) Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc xử lý, giải quyết tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị.
Kết luận Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng nhà trường đã ghi nhận tinh thần khoa học, trách nhiệm của các đồng chí giảng viên, chuyên viên, sự chỉ đạo quán triệt của các khoa, phòng đã triển khai kế hoạch viết bài đến cán bộ và gửi tham luận về Ban Tổ chức, tham gia phát biểu tại Hội thảo; đặc biệt là thái độ nghiêm túc, chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức Hội thảo của các bộ phận tham mưu. Các ý kiến tham luận, trao đổi trực tiếp tại Hội thảo có chất lượng và giá trị cao, là tập tài liệu rất hữu ích để Ban Giám hiệu có cơ sở, căn cứ lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn, trước hết là phục vụ Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Trường năm 2025. Để vận dụng kết quả Hội thảo vào thực tiễn hoạt động chuyên môn của nhà trường, đồng chí đề nghị các phòng, khoa tiếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa các tình huống sư phạm trong quản lý, giảng dạy học viên trung cấp lý luận chính trị (và cả các chương trình bồi dưỡng khác); thường xuyên sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận, thống nhất hướng xử lý các tình huống cụ thể bảo đảm hiệu quả tối ưu nhất; đồng thời, từng viên chức không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, thái độ ứng xử để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường. Trên cơ sở kỷ yếu Hội thảo khoa học, mỗi phòng, khoa xây dựng 05 tình huống sư phạm trong giảng dạy, quản lý học viên trung cấp lý luận chính trị và hướng giải quyết cụ thể, lưu ý các tình huống liên quan đến các chủ thể trong 5 mối quan hệ: Giảng viên – học viên; chủ nhiệm/đồng chủ nhiệm – học viên; chủ nhiệm/đồng chủ nhiệm – giảng viên; nhà quản lý - học viên; nhà quản lý – giảng viên để bảo đảm khái quát được cả tình huống trong giảng dạy và quản lý. Các tình huống có thể lấy chất liệu từ chính thực tiễn giảng dạy và quản lý. Đồng chí giao Phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học tiếp thu các ý kiến để biên tập, chỉnh sửa, hoàn thiện kỷ yếu Hội thảo và các hồ sơ liên quan, tham mưu Ban Giám hiệu xây dựng Bộ tình huống sư phạm phục vụ Hội thi Giảng viên dạy giỏi dạy giỏi cấp trường năm 2025; tiến tới có thể xuất bản thành tập tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập tại Trường.
Một số hình ảnh buổi hội thảo

Quang cảnh Hội thảo

Đồng chí Trần Thúy Hoàn trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội thảo

Đồng chí Đỗ Văn Lanh – Trưởng phòng QLĐT và NCKH trình bày tham luận tại Hội thảo

Đồng chí Trịnh Quang Hưng – Phó Trưởng Khoa Nhà nước và Pháp luật trình bày tham luận tại Hội thảo

Đồng chí Nguyễn Thị Châm – chuyên viên Phòng QLĐT&NCKH trình bày tham luận tại Hội thảo

Đồng chí Nguyễn Xuân Cường – Trưởng Khoa Xây dựng Đảng trình bày tham luận tại Hội thảo

Đồng chí Nguyễn Xuân Cường – Giảng viên Khoa Xây dựng Đảng trình bày tham luận tại Hội thảo

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung – Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng kết luận Hội thảo